Chiếc bàn phím máy tính quen thuộc hàng ngày của bạn đã có những dấu mốc thay đổi, hoàn toàn lột xác kể từ khi chúng lần đầu xuất hiện.
- 1. Câu chuyện về bố cục bàn phímChúng ta đều biết rằng bàn phím QWERTY được thiết kế không mang lại hiệu quả khi đánh máy. Một giải pháp được đưa ra dựa trên kết cấu máy đánh chữ của tiến sĩ August Dvorak, thiết lập lại cách bố trí bàn phím hiệu quả hơn trước, tránh kẹt phím và cải thiện tốc độ đánh máy. Chúng được biết đến là bàn phím Simplifield Keyboard được cấp bằng sáng chế năm 1936.
- 2. Bàn phím công thái họcPCD Maltron gia nhập thị trường bàn phím công thái học từ năm 1977. Nhiều mô hình bàn phím được công ty này thiết kế để giảm thiểu căng ngón tay khi đánh máy trong thời gian dài và hỗ trợ cho người khuyết tật sử dụng. Bàn phím 3D do PCD Maltron sản xuất năm 1989 .
- 3. Bàn phím cơTrong những năm 80, một dạng bàn phím xuất hiện trong thời gian ngắn với mức giá rẻ, có khả năng chống nước và bụi, đó là bàn phím cơ. Nhiều máy tính xách tay loại nỏ như Sinclair ZX81 và Sinclair 1000 cũng chuyển sang dùng bàn phím này để hạ giá thành sản phẩm.
- 4. Bàn phím không dây FreeboardSau hàng loạt thành công của máy tính hướng đến doanh nghiệp, IBM thực hiện kế hoạch nhằm đảm bảo vị trí trên thị trường với chiếc PCjr năm 1984. Một trong những tính năng chính của PCjr là bàn phím“kết nối không dây” Freeboard, chạy pin AA và kết nối với máy tính qua hồng ngoại. Freeboard được xem như là tiền đề của bàn phím Bluetooth và bàn phím RF đang được sử dụng phổ biến cho Macbook hiện nay.
- 5. Loại chuyển đổi bố cục bàn phímNăm 1984, Apple cho ra mắt IIc, máy tính cá nhân xách tay. Mô hình này bao gồm bộ chuyển đổi cho phép người dùng thay đổi cách bố trí bàn phím mặc định QWERTY và thay thế bàn phím Dvorak Simplifield.
- 6. Bàn phím cho đồng hồTrong suốt những năm 80, máy tính bắt đầu nhỏ dần, nhiều người chuyển sang dùng các thiết bị điện tử có hình thức nhỏ gọn, có thể cầm tay như đồng hồ. Đồng hồ Data 2000 và UC – 2000 của Seiko lưu trữ hơn 2000 dữ liệu, tuy nhiên, chúng vẫn cần bàn phím riêng biệt để đưa dữ liệu vào đồng hồ. Và đó là lý do bàn phím cho đồng hồ ra đời.
- 7. Bàn phím cổ điểnModel M của IBM đã trở nên phổ biến vào năm 1985, với hơn 100 phím trên bàn phím, cơ chế lò xo giúp các phím nảy trở lên sau mỗi lần đánh máy. Dòng bàn phím này nhiều chiếc vẫn còn được sử dụng đến tận ngày nay.
- 8. Bàn phím Happy HackerTrong khi Model M bao phủ toàn bộ giao diện với tất cả những phím, thì Happy Hacker chỉ tập trung vào những phím cần thiết, giảm thiểu chỉ còn khoảng 60 phím. Được ra mắt năm 1996 bởi PFU Limited và được sản xuất bởi Fujitsu, những bàn phím nhỏ gọn này được sắp xếp theo cách bố trí của UNIX, tối ưu hóa và dễ sử dụng.
- 9. Chuyển đổi bàn phímĐể khiến việc đánh máy trên PDA ít đau tay hơn, Think Outside đã phát triển loại bàn phím có thể gập lại với tên gọi Stowaway. Tương tự như bàn phím ngày nay, chúng kết nối trực tiếp với PDA, cho phép người dùng thoải mái đánh máy từ khoảng cách xa. Khi không sử dụng, gập bàn phím lại và bạn có thể cầm chúng vừa vặn trên tay.
- 10. Bàn phím vô hìnhNăm 2002, hãng Canesta muốn đưa tính năng di động áp dụng cho bàn phím với mục đích bỏ xa những đối thủ cạnh tranh hiện tại. Hãng sử dụng mô hình ánh sáng hồng ngoại để chiếu bàn phím ảo và theo dõi chuyển động của ngón tay. Bộ cảm biến có kích cỡ bằng hạt đậu của bàn phím sẽ lần theo những lần nhấn nút trên bàn phím ảo.
- 11. Bàn phím ảo tự nổiCả bàn phím vô hình lẫn bàn phím ảo trên màn hình cảm ứng đều bị thiếu đi khía cạnh phản hồi xúc giác. Do đó, Tactus hy vọng có thể giải quyết sự thiếu sót đó bằng cách phát triển một bề mặt năng động hơn, nâng lên để tạo thành các phím đánh máy. Khi không sử dụng, Tixels (tactile pixels) sẽ biến mất và quay trở lại thành một mặt phẳng.
- 12. Bàn phím tối ưuMột giàn tùy biến cao như STRIKE Mad Catz 7 (2012) cho phép cung cấp nhiều công dụng và chức năng hơn so với phím extra. Các thành phần bàn phím mới có thể thêm bất kỳ cấu hình và mô đun như: Function Strip, Numpad, Active Palm, Thumb Rest và màn hình cảm ứng LCD… tiện ích hơn so với bàn phím thông thường.