Có quá nhiều các loại chứng chỉ SSL cho bạn lựa chọn như: chứng chỉ wildcard ev, ov ssl,…Và bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại chứng chỉ SSL để bạn có thể chọn được chứng chỉ SSL phù hợp cho mình.

Một số từ chuyên môn bạn cần biết:

SSL: Secured Sockets Layer – tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu

CA: Certificate Authority – nhà cung cấp chứng thực số

DV: Domain Validation – chứng chỉ xác thực tên miền

OV: Organization Validation – chứng chỉ xác thực tổ chức

EV: Extended Validation – chứng chỉ xác thực mở rộng

CSR: Certificate Signing Request – mã yêu cầu xác thực

Các loại chứng chỉ SSL được phân loại dựa trên: mức độ xác thực, số lượng tên miền.

Các loại chứng chỉ SSL dựa trên mức độ xác thực

Domain Validation

Đối với loại chứng chỉ SSL này bạn cần phải xác nhận quyền sở hữu tên miền đó là của mình, cách xác nhận được thực hiện bằng email hoặc qua hồ sơ DNS.

tim-hieu-ve-cac-loai-chung-chi-ssl-khac-nhau

Loại chứng nhận này được cấp khá nhanh chỉ trong vài phút hoặc 1 vài giờ. Và nó thích hợp với các cá nhân không thuộc tổ chức và không quan tâm mấy đến vấn đề bảo mật.
Đây là loại chứng chỉ SSL rẻ nhất và thích hợp với các trang blog cá nhân.

Organization Validation

Loại chứng chỉ này sẽ được cấp trong vòng 2 đến 3 ngày làm việc.

Nó thích hợp cho các cổng thông tin thương mại điện tử.

Sự khác biệt lớn nhất giữa DV và OV là việc xác thực công ty được thực hiện bởi các nhà cung cấp chứng chỉ. Nó không lớn như EV nhưng có khả năng tốt hơn DV.

Extended Validation

Đây là loại chứng chỉ được đánh giá cao cho các trang web với hoạt động giao dịch trực tuyến.

Khác với 2 chứng chỉ trên, thì chứng chỉ EV đòi hỏi một quy trình xác thực nghiêm ngặt. Và mất khoảng 7-10 ngày để kích hoạt.

Đây là loại chứng chỉ hiển thị các tổ chức mà chứng chỉ được cấp cho trong trình duyệt. Thích hợp với các trang ngân hàng, tài chính và thương mại điện tử

Chứng chỉ EV sẽ cung cấp trên thanh địa chỉ HTTPS màu xanh lá cây khá uy tín.

Các chứng chỉ SSL dựa trên số lượng tên miền

Single Name SSL Certificate

Đối với SSL này sẽ chỉ có 1 tên miền được bảo đảm.

Chứng chỉ Wildcard SSL

Đối với chứng chỉ này sẽ đảm bảo sự không giới hạn các sub-domain( các tên miền phụ) và một tên miền duy nhất.

Chứng Chỉ SSL Multi-domain

Một chứng Chỉ SSL Multi-domain hỗ trợ tất cả các loại tên miền và subdomain khác nhau.

SSL Multi domain được đề xuất cho những người có nhiều tên miền và subdomain.

Chứng Chỉ Unified Communications (UCC)

UCCs cho phép khách hàng bảo vệ lên đến 100 tên miền bằng cách sử dụng cùng một chứng chỉ.

Chứng Chỉ UCC được thiết kế đặc biệt để bảo đảm Microsoft Exchange và các Office Communication Server.

Kết luận

Vậy qua bài viết này chắc chắn bạn có thể chọn cho mình một chứng chỉ SSL phù hợp rồi đúng không nào. Chúc bạn thành công!

ĐĂNG BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here