su khac nhau giua win 32bit va win 64bit

Hệ điều hành Windows của Microsoft đã là cái tên quá quen thuộc với mọi máy tính trên toàn cầu, và ở Việt Nam thì trên 90% các loại máy tính đều sử dụng HĐH này. Nhưng các bạn có lẽ cũng còn khá thắc mắc về 2 phiên bản win 32bit và win 64bit có gì khác nhau khi cài đặt và sử dụng đúng không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Windows 32bit và Windows 64bit là gì?

Windows 32bit và Windows 64bit đều là hệ điều hành được cài trên máy tính. Điểm khác giữa 2 HĐH chính là Window 32bit dành cho cấu hình phần cứng nhỏ hơn 4GB Ram còn Windows 64bit có thể nhận hơn 4GB.

Cụ thể, 64bit có thể làm việc với bộ nhớ RAM có dung lượng trên 3,2GB (cũng có thể thấp hơn) đến 128GB, trong khi phiên bản 32bit chỉ có thể nhận được bộ nhớ RAM tối đa là 3,2GB mà thôi.Vì vậy, nếu bạn cài đặt Windows phiên bản 32-bit trên một hệ thống máy tính sử dụng trên 3,2GB RAM thì coi như số dung lượng thừa sẽ chẳng còn ý nghĩa gì cả.

Khả năng xử lý bộ nhớ lớn làm cho phiên bản 64bit hiệu quả hơn trong việc thực hiện các quy trình công việc mà bạn giao phó. Phiên bản 64bit sẽ giúp làm tăng hiệu suất tổng thể trên PC của bạn, vì vậy nó mạnh hơn so với 32bit. Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu một số điểm khác nhau liên quan đến 2 công nghệ này cũng như việc chọn lựa phiên bản phù hợp với máy tính của bạn.

2. Cách kiểm tra phiên bản mà bạn đang sử dụng

-Đầu tiên, bạn nhấp chuột phải vào Computer và chọn Properties

su khac nhau giua win 32bit va win 64bit

– Dưới mục System, bạn xem thông tin phiên bản Windows sử dụng hiển thị cạnh dòng thông báo System type, chẳng hạn dưới hình là phiên bản Windows 32bit.

3. Kiểm tra CPU có hỗ trợ chạy Win 64bit hay không

Chúng ta sẽ kiểm tra máy tính đang sử dụng bằng phần mềm CPU-Z (Tải ở đây). Đây là phần mềm rất thông dụng và hiển thị khá đầy đủ thông tin của phần cứng.

-Đầu tiên, bạn hãy Mở phần mềm CPU-Z.

su khac nhau giua win 32bit va win 64bit

-Ở ngay tab CPU bạn nhìn xuống dòng Instructions. Nếu nó có EM64T thì CPU có hỗ trợ chạy 64bit. Còn ngược lại, máy tính của bạn chỉ chạy được bản 32bit mà thôi.

Lưu ý: Bạn không thể tiến hành nâng cấp từ phiên bản hệ điều hành Windows 32bit lên phiên bản 64bit và ngược lại. Nếu muốn cài đặt bản 64bit, bạn phải cài đặt lại Windows từ đầu và cần phải tiến hành sao lưu dữ liệu trước khi cài đặt.

4. Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống 64bit

Nói về ưu điểm chính của hệ thống 64bit, người dùng có thể truy cập và quản lý bộ nhớ của hệ thống được tốt hơn. Cùng với đó là tính năng bảo mật được nâng cao nhờ vào những tính năng như Kernel Patch Protection hỗ trợ bảo vệ phần cứng và thực hiện sao lưu dữ liệu, loại bỏ các trình điều khiển của hệ thống 16bit có sẵn. Ngoài ra, hiệu suất của cả những chương trình đặc biệt trên hệ điều hành 64bit là rất tốt.

Tuy nhiên, phiên bản 64bit cũng không thiếu những nhược điểm. Cụ thể, các trình điều khiển của 32bit không thể hoạt động trên hệ thống 64bit nên bạn không hy vọng sử dụng được những phiên bản cũ.

Chúc các bạn thành công.

ĐĂNG BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here