nvidia_vgx

CEO Jen-Hsun Huang của NVIDIA đã mở màn Hội thảo về công nghệ GPU 2012 bằng việc giới thiệu “GPU đầu tiên trên thế giới dành cho điện toán đám mây”. Hãng gọi nền tảng này là NVIDIA VGX và cho biết nó được xây dựng dựa trên GPU Kepler. NVIDIA nhắm đến việc triển khai VGX trong trung tâm dữ liệu của các doanh nghiệp, cho phép nhân viên tận dụng sức mạnh của máy chủ từ bất cứ thiết bị nào, máy tính bảng, máy tính xách tay hay thậm chí là smartphone. Đây cũng là một giải pháp có quy mô lớn khi mà một GPU VGX có thể phục vụ tối đa 100 người dùng cùng lúc. NVIDIA chưa có thời gian chính xác về việc triển khai VGX.

Trong phần thử nghiệm, NVIDIA trình diễn một chiếc iPad chạy phần mềm Citrix Receiver và kết nối với máy chủ dùng GPU VGX. Chiếc iPad này có thể hiển thị chương trình giả lập 3D Autodesk đang chạy ở một máy tính Windows khác theo thời gian thực. Phần trình diễn thứ hai, một chiếc Macbook Air được Grady Cofer (giám sát về hiệu ứng hình ảnh ở studio Industrial Light & Magic) sử dụng để truy cập vào hệ thống máy tính hiệu suất cao của studio này nhằm thay đổi vài cảnh phim The Avengers và Battleship. Tất nhiên tất cả đều diễn ra theo thời gian thực.

Các chức năng chính của VGX mà NVIDIA nhấn mạnh đó là khả năng ảo hóa GPU, tính năng hiển thị hình ảnh sang màn hình phụ với độ trễ thấp và tiết kiệm kiệm điện. Một hệ thống VGX gồm có ba thành phần sau:

  • VGX Board: Mỗi bo mạch VGX chứa bốn GPU Kepler, mỗi GPU như vậy lại có 192 nhân CUDA, bộ nhớ 4GB. Tổng cộng VGA có 16GB trong mình và dùng giao tiếp PCI Express. Bo mạch này có bộ mã hóa H.264 riêng và thiết kế làm máy thụ động, giúp tiết kiệm điện cho các trung tâm dữ liệu.
  • VGX GPU Hypervisor: một lớp phần mềm tích hợp vào hypervisior, hay còn gọi là đơn vị quản lí các máy ảo (Virtual Machine Manager – VMM), chẳng hạn như Citrix XenServer, để kích hoạt khả năng ảo hóa của GPU. NVIDIA gọi VGX Hypervisor là “một máy ảo thực thụ”. Việc này cho phép nhiều người dùng cùng chia sẻ phần cứng và đảm bảo rằng máo ảo chạy ở server có khả năng bảo vệ tốt các tài nguyên thiết yếu. Kết quả là một server sẽ hỗ trợ nhiều người dùng hơn trong khi vẫn cung cấp hiệu suất đồ hoa và tính toán của GPU ở mức tốt.
  • User Selectable Machines (USMs): tùy chọn quản lí này cho phép các doanh nghiệp cấu hình khả năng đồ họa được phân phối cho từng người dùng cá nhân, tùy vào nhu cầu của họ. Có ba mức độ phân phối chính: Standard USM dành cho việc thiết kế 3D chuyên nghiệp, NVS và Quadro USM để cung cấp hiệu năng cao hơn.

Mặc dù chưa đưa ra thời điểm chính thức triển khai VGX nhưng NVIDIA hi vọng sẽ cung cấp trong các doanh nghiệp vào cuối năm nay thông qua các đối tác phần cứng của mình. NVIDIA cũng làm việc với VMWare và Microsoft, bên cạnh máy ảnh Citrix, để người dùng có nhiều lựa chọn hơn.

Mới đây, NVIDIA đã ra mắt nền tảng GeForce GRID, cũng hướng đến điện toán đám mây nhưng chủ yếu phục vụ cho mục đích chơi game và truyền game đến các thiết bị đầu cuối. NVIDIA GeForce GRID sẽ giúp các game thủ có thể chơi được các game yêu cầu đồ họa cao trên hầu như bất kì thiết bị nào do máy chủ đã đảm đương trách nhiệm xử lí những thao tác nặng nề.

Theo The Verge, NVIDIA

ĐĂNG BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here